Đối với những người sử dụng website thường xuyên thì có lẽ, subdomain không phải là một cái tên xa lạ. Thế nhưng, đối với một số người mới lần đầu tiếp xúc với lĩnh vực này thì chắc chắn, đây vẫn còn là một khái niệm xa lạ. Do đó mà trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ khái niệm subdomain là gì và đánh giá xem liệu nó có ảnh hưởng đến tiến trình SEO web hay không.
Subdomain là gì?
Subdomain là gì? Subdomain (tên miền phụ) chính là phần mở rộng và được tách ra từ domain (tên miền chính). Vai trò của các subdomain đó chính là tiến hành xây dựng, tổ chức nội dung để phục vụ cho một chức năng riêng biệt, chẳng hạn như: blog, diễn đàn, store,… hay lĩnh vực nào đó trên cùng một gốc domain.
Subdomain là một phần của tên miền chính (domain), nằm dưới tên miền chính đó và được phân cách bằng dấu chấm. Ví dụ, nếu “example.com” là tên miền chính, thì “subdomain.example.com” là một subdomain. Subdomain có thể được sử dụng để tổ chức và quản lý nội dung trên mạng, hoặc để tạo ra các phần riêng biệt trên một trang web chính. Mỗi subdomain có thể có nhiều thiết lập và tài nguyên riêng biệt, nhưng nó vẫn thuộc quyền quản lý của tên miền chính.
Hướng dẫn cách tạo và quản lý Subdomain
Sau khi đã hiểu được Subdomain là gì? Webmini sẽ hướng dẫn bạn cách tạo subdomain dễ dàng bằng công cụ quản lý Control Panel nơi quản lý hosting website của bạn.
Tiếp theo, chọn subdomain tại phần domain trên giao diện của phần mềm Control Panel.
Tại đây, nhập subdomain mà bạn cần tạo rồi nhấn nút “Tạo” để thực hiện.
Sau khi đã tạo subdomain, nhìn vào danh sách “Liệt kê những Subdomain hiện hành” bạn sẽ thấy được các subdomain đã tạo và đường dẫn tới thư mục của subdomain, thông thường được hiển thị như sau: /public_html/subdomain.
Cuối cùng bạn có thể upload source website vào thư mục để hoạt động bình thường.
Khi nào nên sử dụng Subdomain?
Khi subdomain được sử dụng hoàn toàn miễn phí thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng cho những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, tên miền phụ này chỉ thật sự mang lại hiệu quả khi bạn biết cách sử dụng chúng vào đúng mục đích. Vậy khi nào thì nên sử dụng subdomain? Thông thường, các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ sử dụng tên miền phụ cho các trường hợp sau:
Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới
Nếu doanh nghiệp vừa cho ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới mà nhóm khách hàng này lại không giống với khách hàng của website chính thì bạn cần nên sử dụng subdomain. Mục đích của việc này đó chính là tạo ra một trang web riêng dành cho các đối tượng khách hàng mới của sản phẩm dịch vụ với thiết kế và nội dung độc lập.
Bên cạnh đó, subdomain còn có thể hỗ trợ cho các công ty trong việc tạo ra một chiến dịch/nội dung mới. Theo đó, sau khi tạo trang thì bạn có thể tiến hành quảng cáo chiến dịch này để xem hiệu quả mà nó mang lại như thế nào. Nếu kết quả mang lại tốt, bạn có thể xây dựng website này, còn nếu không thì bạn chỉ cần xóa subdomain đó đi là xong.
Quản lý, hỗ trợ các trang web tối đa nhất
- Sử dụng Subdomain giúp tối ưu quản lý hiệu quả. Việc quản lý một website đa ngành nghề nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại rất dễ bị chồng chéo các công việc lên nhau, đồng thời gây ra nhiều khó khăn trong quá trình quản lý. Vì vậy, việc sử dụng subdomain sẽ giúp bạn giải quyết tốt tình trạng này.
- Website được bảo mật tốt. Đối với mỗi quản trị viên, họ sẽ có nhiệm vụ quản lý một subdomain tương ứng với một nhóm sản phẩm. Lúc này, việc quản lý công việc sẽ trở nên thuận tiện, dễ dàng và chặt chẽ hơn. Không chỉ vậy, đối với các website thương mại điện tử, việc tách riêng ra từng phần sẽ giúp cho việc bảo mật trang web được tối đa nhất có thể.
Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu
Việc tạo ra một website mới từ subdomain để ra mắt sản phẩm mới sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn, đồng thời hỗ trợ cho chiến dịch quảng bá sản phẩm mang lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, việc tách website bằng cách sử dụng subdomain còn có lợi thế khi vừa tận dụng được nguồn traffic từ tên miền chính, vừa tối ưu hóa được từ khóa, đồng thời giúp hiệu quả quảng cáo được tốt hơn.
Dùng làm trang thương mại điện tử
Sử dụng subdomain được xem là một phương án hữu hiệu để bạn có thể xây dựng một cửa hàng thương mại điện tử ngay trên chính website của mình. Cửa hàng này sẽ nằm trên một trang web riêng biệt và được sử dụng cùng một domain để mọi người khi nhìn vào có thể biết được đây là một phần của website chính.
Ví dụ: Website chính thức của Porsche có subdomain là shop.porsche.com, nó chuyên kinh doanh các mặt hàng của thương hiệu Porsche như: kính râm, túi vải thô.
Dùng làm Landing page sự kiện
Khi doanh nghiệp đang cần đầu tư kinh doanh cho nhiều hạng mục hướng tới các tệp khách hàng khác nhau thì lượng thông tin cần đăng trên website sẽ là rất lớn. Điều này sẽ khiến cho khách hàng khó lòng tiếp cận được với những thông tin mà họ đang cần.
Vì vậy, việc sử dụng subdomain để tạo ra các landing page tương ứng với từng nhóm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề này. Chẳng hạn, nếu công ty của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp với hai lĩnh vực: thời trang và mỹ phẩm. Bạn có thể cho xây dựng hai landing page, một cái chuyên về quần áo và một cái chuyên về mỹ phẩm, chăm sóc da.
Phân biệt Domain và Subdomain
Domain (tên miền chính) là địa chỉ của một website để giúp cho người dùng có thể dễ dàng truy cập vào trong trang web của bạn một cách dễ dàng. Trong khi đó, subdomain (tên miền phụ) chỉ là một phần được mở rộng từ tên miền chính nhưng lại có các chức năng, hoạt động độc lập như một domain thật sự.
Mặc dù về cơ bản, cả subdomain và domain đều không có quá nhiều điểm khác biệt nhưng cũng không khó để bạn có thể nhận biết được đâu là tên miền chính, đâu là tên miền phụ.
Cần lưu ý rằng, subdomain không phải là một thành phần thiết yếu của tên miền nên nó hoàn toàn không bị bắt buộc phải sử dụng. Vậy nên, bạn có thể đặt tên miền phụ cho tên miền chính mà không cần bỏ thêm bất kỳ khoản phí bổ sung nào.
Subdomain ảnh hưởng đến việc SEO website không?
Trước đây, cả domain và subdomain là gì mà đều là hai thành phần được Google xử lý hoàn toàn tách biệt, tức là hai website độc lập, khác biệt nhau. Do đó mà các SEOer có thể tận dụng triệt để lợi thế này để cùng lúc support cho hai trang web được gia tăng thứ hạng.
Thế nhưng giờ đây, với sự thông minh của các thuật toán Google thì cả domain và subdomain ngày càng trở nên giống nhau. Điều này ít nhiều dẫn đến sự ảnh hưởng của subdomain lên trên tên miền chính.
Vì vậy, việc lạm dụng càng nhiều tên miền phụ sẽ khiến cho thứ hạng của website càng bị ảnh hưởng. Điều này có thể được chứng thực bằng cách khi bạn tìm kiếm một từ khóa trên Google, dựa vào kết quả hiển thị thì bạn sẽ thấy rằng tên miền chính lúc nào cũng được hiển thị nhiều hơn.
Những lưu ý về Subdomain
Chia sẻ từ các đơn vị dịch vụ tối ưu SEO, để có thể đảm bảo website khi được tạo ra từ subdomain luôn hoạt động tốt, bạn hãy cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Tên miền phụ được tạo ra hoàn toàn MIỄN PHÍ và không bị giới hạn.
- Các tên miền phụ đều có thể hoạt động độc lập giống như là tên miền chính.
- Nếu tên miền chính gặp phải các vấn đề như: hết hạn, bị hủy hay bị khóa thì tên miền phụ cũng sẽ bị dừng hoạt động.
- Subdomain hoàn toàn có thể bị giả mạo nên bạn cần phải quản lý thật chặt chẽ.
- Cần phải xây dựng nhân lực quản trị website hiệu quả để có thể đáp ứng tốt việc quản trị cùng lúc nhiều trang web khác nhau.
- Nên tìm đến các công ty thiết kế website chuyên nghiệp khi bạn muốn lập một trang web mới từ subdomain.
- Subdomain có tác động không nhỏ đến domain khi càng có nhiều tên miền phụ thì khả năng tương thích SEO của tên miền chính sẽ bị giảm. Vì vậy, bạn cần sử dụng subdomain sao cho thật hợp lý và chính xác nhất.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khái niệm subdomain là gì và ảnh hưởng của nó đến quá trình SEO web. Nhìn chung, subdomain vẫn mang lại nhiều lợi ích thiết thực và là công cụ hữu ích dành cho SEOer. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều để tên miền phụ có thể phát huy hết vai trò, giá trị của mình.
Đọc thêm: Quy trình SEO Website – 10 bước SEO giúp tăng thứ hạng Google