Quản trị website là gì?
Quản trị website là một quá trình gồm nhiều công việc như quản lý, vận hành và bảo dưỡng web trong thời gian hoạt động. Công việc này bao gồm mặt nổi và mặt chìm, trong đó mặt nổi là cung cấp các bài viết chất lượng cho web, dẫn khách hàng tới với trang web, tương tác trực tiếp với người dùng trên web….
Còn mặt chìm bao gồm các công việc như lập trình, thiết kế giao diện, cài đặt plugin, viết nội dung cùng với nhiều công đoạn nhỏ khác tạo nên một trang web hoàn chỉnh.
Tuy nhiên để có thể quản trị được website đòi hỏi bạn phải sở hữu riêng cho mình một website, nhưng để tự xây dựng website không phải là chuyện dễ, chính vì vậy nhiều doanh nghiệp hiện nay đều tìm cho mình một đơn vị thiết kế riêng. Vậy có những đơn vị nào là uy tín, chất lượng thì bạn có thể tham khảo thiết kế website doanh nghiệp tại Mona Media – một trong những công ty lập trình uy tín tại TP.HCM.
Ngoài ra, việc quản trị web còn bao gồm cả công việc quản lý rủi ro và quan tâm tới các chỉ số có liên quan như CTR, click, session…. Tất cả các công đoạn ấy đều nhằm mục đích giúp mọi người có thể đưa ra được phương án cải thiện website của mình được tốt hơn.
Tầm quan trọng của việc tự học quản trị website
Quản trị web hiệu quả có thể mang tới nhiều lợi ích đáng kể cho việc quảng bá thương hiệu và bán hàng trong mọi thời điểm.
Phát triển lưu lượng truy cập vào website
Một trang web có nhiều nội dung hấp dẫn được cập nhật thường xuyên sẽ luôn có được lượng người dùng đông đảo truy cập mỗi ngày. Không chỉ vậy, nếu như nội dung ấy phù hợp với nhu cầu của bạn bè hay người thân, những người dùng đó sẽ có xu hướng chia sẻ các bài viết của họ trên nhiều platform. Điều này giúp cho trang web của mọi người biết tới hơn mà không cần bỏ ra một chút công sức, thời gian hay chi phí nào hết.
Bên cạnh việc quản trị các nội dung người quản lý cần phải chú ý tới các công cụ chăm sóc khách hàng trực tuyến thông qua các dòng lệnh lập trình và plugin. Nhờ đó công đoạn bán sản phẩm, hỗ trợ khách hàng sẽ có thể tự động hóa với thời gian nhanh chóng.
Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì một website cần có nhiều nội dung cho người dùng tham khảo, được thiết lập hệ thống chăm sóc khách hàng tự động và sở hữu giao diện thân thiện với người dùng. Có được đầy đủ các yếu tố đó, trang web chắc chắn sẽ có thể thu hút được nhiều người dùng.
Tiết kiệm chi phí đồng thời mở rộng thị trường mục tiêu
Bán hàng theo cách truyền thống sẽ khiến cho doanh nghiệp phải mất thêm nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng trưng bày sản phẩm và chi phí cho nhân sự. Nhưng với website, doanh nghiệp chỉ cần có 1 – 2 quản trị viên với kinh nghiệm dày dặn là đã có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm tới hàng triệu người dùng internet trên cả nước. Cũng bởi vậy mà việc quản trị web giờ đây trở thành công việc quan trọng hơn bao giờ hết.
Hơn nữa, website còn là công cụ giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mà không giới hạn về mặt thời gian, địa lý và số lượng người dùng. Chỉ với vài thao tác đơn giản mọi người, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được người dùng biết tới một cách rộng rãi thông qua website. Nhờ đó, tăng cường khả năng cạnh tranh với đối thủ, đồng thời xây dựng bộ mặt doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Những công việc mà một quản trị website cần làm
Lập kế hoạch triển khai nội dung theo kỳ
Như đã nói ở trên, cập nhật thường xuyên những bài viết chất lượng sẽ giúp cho website có được nhiều lượt truy cập hơn. Do đó, các quản trị viên cần phải vạch ra chiến lược nội dung theo từng thời điểm một cách rõ ràng để người dùng có thể cập nhật nội dung trên website mỗi ngày.
Trong quá trình triển khai nội dung trên web, mọi người cần chú ý kỹ những quy định sau như thông tin doanh nghiệp, tầm nhìn sứ mệnh, triết lý kinh doanh và giới thiệu sản phẩm. Đó chính là những thông tin được người dùng tìm kiếm trên internet.
Sao lưu dữ liệu web khi cần thiết
Khi server của hosting gặp phải vấn đề, các quản trị viên sẽ là những người có trách nhiệm sao lưu toàn bộ dữ liệu của web để có thể phục hồi lại sau khi đã khắc phục được những vấn đề đó. Đây là một trong những công việc cực kỳ quan trọng mà các quản trị viên cần đảm bảo làm tốt.
Quản trị rủi ro cho website
Ngoài vấn đề về hosting đã kể ở trên, website của mọi người còn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau hacker xâm nhập, liên kết chết, lỗi hiển thị nội dung, lỗi hiển thị nội dung, virus tấn công…
Trong trường hợp gặp phải sự cố, đội ngũ lập trình website cùng các quản trị viên sẽ phối hợp để có thể khắc phục ngay trong thời gian ngắn nhất. Đảm bảo downtime của web không bị kéo dài quá lâu gây ảnh hưởng tới lưu lượng truy cập của web.
Tối ưu hóa website
Quản trị viên có nhiệm vụ đưa website lên top đầu của các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Yahoo, Bing…. Và để là được điều đó các nội dung được đăng lên web cần được tối ưu chuẩn SEO, thân thiện với công cụ tìm kiếm. Có như vậy, việc SEO web và đưa các từ khóa lên top sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thực hiện quảng cáo cho web
Không chỉ SEO web trên search engine, các quản trị viên còn phải quảng bá website trên nhiều platform khác, đặc biệt là Facebook, Twitter, Instagram…. Ngoài ra, email marketing cũng là một kênh quảng cáo khá hiệu quả và được nhiều người lựa chọn. Mọi người cũng có thể áp dụng nhiều hình thức quảng cáo cùng lúc để có thể đảm bảo đạt được hiệu quả như mong muốn.
Quản trị viên cần đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau để giúp cho website luôn trong tình trạng hoạt động tốt, đảm bảo hiệu quả mang lại. Không chỉ là triển khai các nội dung mới mà còn là nhiều công việc bên trong khác. Thực sự, để có thể làm tốt được công việc của một quản trị viên không hề đơn giản.
Trên đây là kinh nghiệm về việc tự học quản trị website mà Webmini cung cấp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn !