Để có thể vận hành công việc và quảng bá doanh nghiệp trên môi trường online thì yếu tố bảo mật là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Webmini sẽ giúp bạn tìm hiểu 12 cách nâng cấp bảo mật website hiệu quả nhất mà bạn nên biết.
Bảo mật website là gì?
Bảo mật website là quá trình và tập hợp các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho thông tin truyền tải và lưu trữ trên một trang web. Điều này bao gồm nhiều khía cạnh, từ bảo vệ dữ liệu người dùng đến ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Bảo mật website không chỉ là một quá trình tạm thời mà còn là một cam kết liên tục để duy trì sự an toàn trước những thách thức ngày càng phức tạp của môi trường mạng hiện đại.
--> Xem thêm: Lập trình web là gì? Top 5 công ty lập trình website uy tín hiện nay
Bảo mật website quan trọng như nào?
Bảo vệ dữ liệu của khách hàng
Ngày nay, hầu như mọi người đều phụ thuộc vào các trang web để sử dụng các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Khách hàng có thể cung cấp cho bạn tên, thông tin thẻ tín dụng và ngày tháng năm sinh của họ và nó chính là mỏ vàng cho các hacker tìm đến và đánh cắp những dữ liệu nhạy cảm này. Các tin tặc có thể sử dụng phần mềm độc hại để làm lây nhiễm các trang web, thu thập dữ liệu và trong một số trường hợp, thậm chí còn chiếm đoạt cả tài nguyên máy tính.
Nghĩa là, nếu website của bạn không được bảo vệ, tin tặc có thể sử dụng chính trang web của bạn để lây nhiễm phần mềm độc hại cho những khách hàng truy cập. Vì vậy, bạn chắc chắn phải bảo vệ thông tin của họ, mã hóa thông tin trước khi được gửi đi bất cứ đâu và thực hiện các biện pháp nội bộ để bảo vệ dữ liệu này.
Bảo vệ danh tiếng của bạn
Bảo mật trang web ứng dụng cũng rất quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của một doanh nghiệp bởi vì mỗi một cuộc tấn công đều có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn. Chắc chắn là không có một cảm giác nào tồi tệ hơn việc bị công khai vi phạm bảo mật trên trang web và những vấn đề tiêu cực như vậy có khả năng cản trở sự phát triển của công ty bạn.
Bảo vệ tài sản của bạn
Tin tặc không chỉ có thể đánh cắp thông tin khách hàng mà còn có thể cài đặt vi-rút trên trang web và làm ảnh hưởng đến các thiết bị máy móc của bạn. Hãy tưởng tượng chi phí bạn phải bỏ ra không hề thấp cho việc vi-rút làm tê liệt hệ thống và sau đó bạn phải thuê người để có thể loại bỏ virus khỏi máy hay thậm chí tệ hơn là phải thay thế chúng hoàn toàn vì bị hư hỏng và không thể phục hồi. Đó là lí do việc bảo mật website là rất cần thiết trong trường hợp này.
Ngăn ngừa sự tổn thất trong doanh thu
Một cuộc tấn công cũng có thể làm chết một lượng lớn thời gian và gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc của trang web. Do đó, bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng hiểu được tầm quan trọng của việc vận hành website liên tục để luôn cung cấp đủ các mặt hàng cho khách hàng. Trong khi trang web của bạn bị tấn công và có khả năng bị thêm vào các danh sách đen khác nhau, khách hàng của bạn sẽ không thể tiếp cận các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Vì vậy, các trang web không được bảo vệ không chỉ đe dọa đến an ninh của công ty mà còn tác động trực tiếp đến lợi nhuận của cả doanh nghiệp.
12 cách nâng cấp bảo mật website
Sử dụng máy chủ bảo mật
Nhiều máy chủ cung cấp các tính năng bảo mật máy chủ để bảo vệ dữ liệu trang web đã tải lên của bạn tốt hơn. Do đó, bạn nên chọn một máy chủ bảo mật cao, thông số kỹ thuật phù hợp với bạn và có thể bảo mật trang web của bạn.
Đảm bảo cập nhật phần mềm và plugin thường xuyên
Cập nhật rất quan trọng đối với sự an toàn và bảo mật của trang web. Nếu phần mềm hoặc ứng dụng của trang web không được cập nhật, thì website của bạn sẽ càng không an toàn. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện nghiêm túc tất cả các yêu cầu về cập nhật phần mềm và plugin để có thể bảo vệ trước các cuộc tấn công của hacker hay bot tiềm năng.
Thiết lập xác thực qua 2 lớp
Xác thực qua hai lớp là cách cho phép bạn tạo thêm một lớp bảo mật bổ sung sau khi đã tạo sẵn một lớp bảo vệ khác bằng mật khẩu đơn giản. Bằng cách này sẽ giúp bạn liên kết tài khoản của mình với một thiết bị cụ thể để có thể chứng minh được danh tính của bạn.
Ví dụ: ngay cả khi tin tặc đoán được tên người dùng và mật khẩu của bạn thì ngay trong lúc đấy, xác thực hai lớp sẽ gửi đến thiết bị của bạn một dãy mã và bắt buộc bạn phải nhập vào thì mới có thể hoàn tất được việc đăng nhập tài khoản.
Sử dụng tường lửa
Tường lửa sẽ giám sát việc truyền dữ liệu và phân tích xem nó có an toàn hay không. Nếu đó là lưu lượng nguy hiểm, tường lửa có thể sàng lọc và loại bỏ để nó không gây hại cho bất kỳ công việc nào của bạn.
Thêm HTTPS
Để giữ trang web của bạn an toàn, bạn cần có một URL an toàn. Nếu khách hàng truy cập trang web của bạn và yêu cầu gửi thông tin cá nhân của họ, bạn cần phải có HTTPS, không phải HTTP để gửi thông tin đó.
Thêm lớp cổng bảo mật (SSL)
Triển khai lớp cổng bảo mật (SSL) sẽ tạo được liên kết mã hóa giữa máy chủ của bạn và khách truy cập vào trang web. Sau khi mua SSL sẽ giúp ích cho việc ngăn chặn tin tặc hay bên thứ ba xâm nhập vào hệ thống dữ liệu và đánh cắp thông tin mật.
Cài đặt mật khẩu thông minh
Hãy tạo một mật khẩu duy nhất cho tất cả yêu cầu đăng nhập mới. Trong đó bao gồm việc đặt ra các mật khẩu phức tạp, ngẫu nhiên và khó đoán. Sau đó, lưu lại chúng ở bên ngoài trang web như tệp thư mục, điện thoại hay trong một máy tính.
Tuy nhiên, cách đặt mật khẩu như nào mới được coi là hiệu quả nhất? Bạn có thể tham khảo qua những vấn đề cần lưu ý dưới đây:
- Đảm bảo không sử dụng bất kỳ dữ liệu cá nhân nào bên trong mật khẩu của bạn.
- Không sử dụng ngày sinh của bạn hoặc tên của thú cưng để khiến nó hoàn toàn không thể đoán được.
- Không bao giờ chia sẻ mật khẩu của mình với người khác hoặc sử dụng một mật khẩu tận hai lần.
- Mật khẩu nên dài,có đầy đủ số và ký hiệu, được xen kẽ giữa chữ hoa và chữ thường.
- Sau một vài tháng hoặc sớm hơn, hãy đổi mật khẩu của bạn thành một mật khẩu khác.
Sao lưu trang web
Sao lưu trang web là cách giúp bạn có thể khôi phục các tệp từ bất kỳ thời điểm nào trước khi xảy ra hack hoặc dính vi rút.
Bạn không nên lưu trữ các bản sao lưu trên cùng một máy chủ bởi vì chúng dễ bị tấn công. Bạn có thể chọn giữ bản sao lưu trên máy tính của gia đình hoặc ổ cứng hay thậm chí là sao lưu trên đám mây. Nó sẽ có tác dụng giúp lưu trữ thông tin dễ dàng và cho phép truy cập thông tin từ mọi nơi.
Quản lý người dùng
Hãy cân nhắc xem bạn cần bao nhiêu người dùng cho trang web của mình để chắc chắn không phải tất cả họ đều phải là quản trị viên. Áp dụng các cấp truy cập khác nhau cho người dùng để giới hạn số lượng tài khoản và đảm bảo rằng bạn không sử dụng tên người dùng rõ ràng như ‘quản trị viên’.
Quét phần mềm độc hại
Chỉ vì bạn không thể nhìn thấy nó, không có nghĩa là nó không có ở đó. Đây chính là lý do tại sao quét phần mềm độc hại rất quan trọng đối với bảo mật trang web của bạn. Một cái gì đó quá đơn giản nhưng rất hiệu quả có thể ngăn bạn mất bất kỳ tệp hoặc thông tin nào của mình. Quét càng thường xuyên, các vấn đề có thể được xóa nhanh hơn.
Kiểm tra bảo mật thường xuyên
Theo dõi, xem xét và kiểm tra bảo mật thường xuyên là cách để ngăn chặn mọi lỗ hổng phát triển. Nó sẽ giúp bạn xác định được các mối đe dọa và sẽ tốt hơn trong việc nâng cấp phần mềm.
Thắt chặt an ninh mạng
Đôi khi, việc xâm nhập vào trang web của bạn có thể xảy ra một cách mà ta không ngờ đến nhất. Chẳng hạn như việc nhân viên sử dụng máy tính văn phòng có thể vô tình tạo ra một đường dẫn không an toàn đến trang web của bạn. Để ngăn họ cấp quyền truy cập vào máy chủ trang web , hãy xem xét thực hiện những việc sau đây tại doanh nghiệp của bạn:
- Có thông tin đăng nhập máy tính hết hạn sau một thời gian ngắn không hoạt động.
- Đảm bảo rằng hệ thống của bạn thông báo cho người dùng ba tháng một lần về các thay đổi mật khẩu.
- Đảm bảo tất cả các thiết bị được cắm vào mạng đều được quét phần mềm độc hại mỗi khi chúng được gắn vào.
Các lỗi thường gặp khi bảo mật website
Lỗi Cross-Site Scripting (XSS)
Lỗ hổng bảo mật Cross-Site Scripting (XSS) là một vấn đề nghiêm trọng trên các trang web, đặc biệt là khi người tấn công có thể chèn mã JavaScript độc hại vào các trang được truy cập bởi người dùng. Có ba dạng chính của XSS, bao gồm XSS lưu trữ, phản ánh và DOM-based. Trong trường hợp XSS lưu trữ, mã JavaScript độc hại được lưu trữ trên máy chủ và có thể ảnh hưởng đến tất cả người dùng truy cập trang có chứa mã độc hại đó. XSS phản ánh, ngược lại, không yêu cầu lưu trữ và xảy ra khi mã độc hại được truyền qua URL và thực thi trực tiếp trên trình duyệt của người dùng.
Lỗi chèn mã độc
Lỗi chèn mã độc, hay còn được biết đến với thuật ngữ “Code Injection” là một loại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên các trang web và ứng dụng. Trong trường hợp này, người tấn công có khả năng chèn và thực thi mã độc hại trực tiếp vào hệ thống hay ứng dụng mà họ đang tìm cách xâm nhập. Thông thường, lỗ hổng này xuất hiện khi dữ liệu người dùng không được kiểm tra đúng cách trước khi được sử dụng trong các yêu cầu hệ thống.
Các phương thức chèn mã độc có thể bao gồm SQL Injection, trong đó mã SQL độc hại được chèn vào các truy vấn cơ sở dữ liệu, hoặc Command Injection, nơi mã độc hại được chèn vào các lệnh hệ thống.
Lỗi Broken Authentication
Lỗi Broken Authentication (Xác thực hỏng) là một trong những vấn đề bảo mật nghiêm trọng mà các trang web và ứng dụng thường phải đối mặt. Lỗi này xuất hiện khi có những yếu tố không an toàn trong quá trình quản lý xác thực và phiên làm việc của người dùng. Thông thường, nó xảy ra khi những thông tin quan trọng như tên người dùng và mật khẩu không được bảo vệ đúng cách, hoặc khi có những lỗ hổng trong quá trình xác thực phiên làm việc.
Trên đây là 12 cách nâng cấp bảo mật website quan trọng mà chúng tôi muốn đề cập đến với bạn để có thể đảm bảo hiệu quả cho trang web và giúp bạn phát hiện, đẩy lùi phần lớn các cuộc tấn công.