Những con phù du sinh ra và tồn tại chỉ vỏn vẹn trong vòng một ngày, giống như tuổi thọ của các microsite phục vụ cho các chiến dịch marketing. Ra đời khi bắt đầu chiến dịch, các microsite nhanh chóng có lượng khách ghé thăm kỷ lục và được coi như đã hoàn thành sứ mệnh khi chương trình kết thúc. Vậy microsite là gì? Hãy cùng Webmini tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Microsite là gì?
Microsite là một trang web quy mô nhỏ, tập trung truyền đạt những thông tin chi tiết về sự kiện, chương trình giới thiệu sản phẩm mới hoặc chương trình khuyến mãi. Microsite thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, thường từ 1 đến 2 tháng.
Ngoài mục đích quảng bá, chúng còn mang sứ mệnh giúp cho thương hiệu tương tác với người tiêu dùng, nhận diện khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn. Điểm nổi bật của microsite là chi phí đầu tư thấp, thông thường chỉ bằng 1/10 đến 1/3 so với kinh phí để xây dựng một trang web thông thường. Ngoài ra, microsite còn hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên kinh doanh trong việc giới thiệu và bán sản phẩm mới. Nhờ những ưu điểm này, microsite đang trở thành công cụ quảng cáo trực tuyến rất “hot” nhưng không phải nhà làm tiếp thị trực tuyến nào cũng khai thác một cách hiệu quả.
Những lợi ích mà Microsite mang lại
Lợi ích của Microsite là gì? Nó có thực sự hiệu quả không? Cùng giải đáp thắc mắc này nhé! Microsite mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến và quảng cáo. Dưới đây là một số lợi ích mà Microsite có thể đem lại:
Tập trung vào 1 chủ đề
Khác hẳn so với 1 website truyền thống chứa một lượng thông tin quá rộng, thì microsite – mang giao diện như 1 minisite với đặc tính tập trung hoàn toàn vào chủ đề/ sản phẩm, đưa đến cái nhìn trực quan, rõ ràng, tạo sức thuyết phục cao nhất cho người tiêu dùng.
Tối ưu thời gian truy cập
Đối với một website thông thường nếu khách hàng muốn truy cập tìm kiếm một nội dung, vấn đề nào đó thì cần phải mất thời gian 2 đến 3 bước để tìm ra kết quả. Nhưng nếu bạn đang trong chiến dịch marketing mà muốn chuyển đổi nhanh chóng thì trình tự truy cập như đã nêu trên thực sự không tối ưu.
Chính vì vậy, microsite đang được rất nhiều marketer đánh giá rất cao bởi đây là công cụ nhằm rút ngắn trình tự và mang lại chuyển đổi nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Các nội dung cần thiết được truy trình bày một cách rõ ràng, súc tích. Không những vậy chiến dịch này giúp cho các nhà marketer tiếp cạn được khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và đem lại hiệu quả cho chiến dịch.
Chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Bạn đang muốn tung ra một sản phẩm mới? Bạn đang quảng bá một sự kiện/ chương trình? Một microsite với đầy đủ thông tin, hình ảnh được tích hợp thêm các tính năng cẩn thiết như trang mạng xã hội twitter, facebook, đoạn video, album ảnh… tất cả sẽ tạo nên một chiến dịch quảng cáo hoàn hảo nhất.
Tăng hiệu quả tiếp cận với khách hàng
Microsite là thế giới riêng của sản phẩm, của sự kiện gắn với thương hiệu. Khi khách hàng bước vào thế giới này, hãy tạo cho họ một trải nghiệm sống động nhất và khiến họ tương tác một cách hào hứng với bạn, với sản phẩm dịch vụ của bạn. Đó sẽ là sợi dây liên kết vô hình để khách hàng giữ hình ảnh thương hiệu lâu hơn trong trí nhớ của họ và động lực thúc đẩy họ mua hàng cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Tiết kiệm chi phí
Chỉ với một khoản đầu tư không đáng kể, tương đương 1/10 chi phí thiết kế website thông thường trong khi microsite có thể hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ nhân viên kinh doanh trong việc giới thiệu và bán sản phẩm mới.
Sự khác nhau giữ Microsite và Landing page là gì?
Microsite và Landing page đều là các công cụ quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến, nhưng chúng có một số sự khác biệt quan trọng. Vậy những điểm khác nhau giữa Landing page và microsite là gì? Cùng điểm qua những khác biệt sau đây:
Landing page (trang đích) thường được tạo ra với mục đích chuyển đổi, tức là thuyết phục người truy cập thực hiện một hành động cụ thể như đăng ký, mua sắm, hoặc tải về. Nó tập trung vào một thông điệp hay một ưu điểm cụ thể để thuyết phục khách hàng. Địa chỉ của các trang landing page có dạng www.domainwebsite.com/landing page.
Microsite, ngược lại, là một trang web độc lập hoặc một phần của trang web chính, thường có một tên miền riêng. Nó có thể bao gồm nhiều trang và chức năng, tập trung vào một chủ đề cụ thể, chiến dịch hoặc sản phẩm. Microsite có thể cung cấp nhiều thông tin hơn và thường không chỉ tập trung vào việc chuyển đổi mà còn vào việc cung cấp thông tin sâu rộng hơn về một chủ đề.
Tóm lại, landing page tập trung vào việc chuyển đổi và thường là một trang đơn, trong khi microsite có thể là một trang web nhỏ độc lập hoặc một phần lớn của trang web chính, chứa nhiều thông tin hơn và tập trung vào một chủ đề cụ thể.
Cách làm tăng hiệu quả của Microsite
Vòng đời của microsite rất ngắn, bởi vậy, trong khoảng thời gian đó các marketer phải làm thế nào. Để phát huy hết tác dụng của microsite và biến nó thành một công cụ thực sự hiệu quả cả về chi phí và đầu tư? Đó là bài toán mà các nhà làm tiếp thị trực tuyến đang đi tìm lời giải.
- Nên thiết kế microsite thân thiện và thuận tiện, dễ tìm kiếm thông tin. Với wordpress, bạn sẽ dễ dàng tạo ra một website, microsite trong một khoảng thời gian ngắn.
- Quảng bá microsite để tăng lượng khách ghé thăm bằng cách đặt banner trên các trang web, mạng xã hội, thậm chí cả báo in…
- Tạo cơ hội cho khách hàng tương tác và trải nghiệm cùng nhãn hàng bằng cách tích hợp các trò chơi, video clip, âm thanh, hình ảnh, gửi lời mời tới những người bạn….
- Gắn kết microsite tới trang web của công ty hoặc sản phẩm đó. Việc làm này nhằm mục tiêu chủ yếu của người làm tiếp thị là quảng bá thương hiệu chính của doanh nghiệp.
Xây dựng Microsite cũng giống như thiết kế website chuyên nghiệp, và đôi khí nó cần trau chuốt hơn nữa về mặt thẩm mỹ. Để xây dựng và khai thác microsite hiệu quả, nhà hoạch định chiến lược phải chú trọng ngay từ khâu hình thành ý tưởng, kết hợp với các ứng dụng của Internet một cách khéo léo để thu hút khách hàng tới thăm nhiều nhất trong thời gian diễn ra chương trình. Hơn thế, doanh nghiệp phải biết cách giữ chân các thành viên tham gia microsite để biến họ thành một cộng đồng, tạo ra những hiệu ứng về marketing truyền miệng… Khi đó, dù microsite đã được “khai tử”, nhưng những lợi ích của nó vẫn còn tồn tại mãi.
Một số Case study về Microsite nổi tiếng hiện nay
Sau khi biết được microsite là gì, và những lợi ích mà nó mang lại cho các doanh nghiệp. Vậy những thương hiệu nào áp dụng Microsite hiệu quả. Dưới đây là một số Case study về microsite nổi bật:
- Coca-Cola’s “Share a Coke” Campaign:
- Mục tiêu: Tạo ra một chiến dịch tương tác và tăng sự tham gia của người tiêu dùng.
- Giải pháp: Coca-Cola đã tạo ra một microsite cho chiến dịch “Share a Coke” nơi người tiêu dùng có thể tùy chỉnh chai nước ngọt của họ với tên riêng.
- Kết quả: Chiến dịch này đã tạo nên sự tương tác mạnh mẽ, khiến người tiêu dùng chia sẻ hình ảnh và trải nghiệm của họ trên mạng xã hội, làm tăng tầm nhìn và tương tác với thương hiệu.
- Nike’s “Better for It” Women’s Campaign:
- Mục tiêu: Tăng sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động thể thao và quảng bá sản phẩm dành cho đối tượng này.
- Giải pháp: Nike đã phát triển một microsite dành riêng cho chiến dịch “Better for It” nơi người phụ nữ có thể tìm kiếm lời khuyên, nguồn động viên và các chương trình tập luyện cá nhân hóa.
- Kết quả: Microsite không chỉ thúc đẩy mua sắm mà còn tạo nên một cộng đồng trực tuyến của phụ nữ yêu thể thao, giúp tăng cường mối quan hệ của Nike với đối tượng này.
- IKEA’s “Where Life Happens” Microsite:
- Mục tiêu: Quảng bá dòng sản phẩm gia đình và tạo cảm giác hiểu biết sâu rộng hơn về cách sản phẩm của IKEA hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
- Giải pháp: Microsite “Where Life Happens” của IKEA cung cấp câu chuyện, hình ảnh và video về cách người dùng thực sự sử dụng sản phẩm IKEA trong ngôi nhà của họ.
- Kết quả: Người tiêu dùng cảm thấy kết nối sâu sắc hơn với thương hiệu, tăng khả năng mua sắm và sự trung thành.
Những Case study trên cho thấy microsite có thể là một công cụ hiệu quả để tạo ra trải nghiệm tương tác, kích thích mua sắm, và tăng cường mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Thiết kế Microsite chuyên nghiệp
Mặc dù giá thành để thiết kế một microsite thấp hơn dịch vụ thiết kế web tuy nhiên không vì vậy mà làm hời hợt và không chuyên nghiệp. Với những lý do được đề cập ở trên chúng ta cần có một cái nhìn nghiêm túc về việc thiết kế microsite.
Thiết kế Microsite chủ yếu đầu tư vào giao diện web vì chức năng thì chỉ đơn giản là một nút và form để lấy thông tin khách hàng và dẫn khách về trang chính của mình.
Một giao diện đẹp cần được thiết kế bởi một công ty thiết kế web chuyên nghiệp ví dụ như Mona Media hoặc các đơn vị Freelance Việt Nam chuyên nghiệp. Bên cạnh đó nếu các bạn sử dụng các CMS như WordPress và các bạn có mắt thẩm mỹ và kinh nghiệm về thiết kế thì có thể làm bằng các plugin, việc này hoàn toàn miễn phí.
Để đầu tư vào một sản phẩm mới hoặc một sự kiện đặt biệt chúng ta phải có sự đầu tư chính đáng và thông minh. Để có một Microsite chuyên nghiệp thì đừng nghĩ đến thiết kế web rẻ, mặc định giá thành thấp nhưng thiết kế Microsite chưa hề dễ chút nào, phải làm cho nó mang đạm tính chất của cái nó đang đại diện như sản phẩm hay sự kiện.
Trong bài này tôi đã thông tin cho các bạn một số khái niệm microsite là gì và tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên các bạn cần phải biết thêm một tên gọi của nó mà mọi người hay sử dụng hơn đó là Landing Page. Vậy landing Page là gì. Hãy xem thêm bài viết này tại đây. Hi vọng những thông tin trên mang lại hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức mới nhé!