SEO Onpage là gì? Những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage mới nhất

SEO Onpage là những công việc cần phải làm để giúp web nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Đây cùng là một trong những kỹ thuật quan trọng mà ai làm trong lĩnh vực SEO nào cũng phải biết. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ SEO Onpage là gì? Những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểm trong bài viết sau.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là thực hiện các công việc cần làm để tối ưu hóa các thành phần hiển thị ngay trên website. Mục tiêu của việc này chính là để thanh công cụ nhận diện đây là website thân thiện, giúp web nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của Google và giúp các Search Engine thu thập nội dung của website tốt hơn. Từ đó tăng lượng traffic tự nhiên và cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng tiềm năng.

SEO Onpage là gì? 

Ngược với SEO Offpage thì SEO onpage là cách dễ nhất đem lại hiệu quả nhanh chóng. Các thao tác thực hiện để có kết quả tốt bạn có thể kiểm soát được. Tuy nhiên để có 1 chiến lươt hoàn hảo thì bạn cần kết hợp giữ 2 phương thức onpage và offpage một cách hiệu quả.

Vì sao cần tối ưu SEO Onpage một cách hiệu quả

Có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận đó chính là dịch vụ SEO đang ngày càng nhận được sự quan tâm ở các doanh nghiệp. Điển hình hiện nay là dịch vụ SEO Onpage, SEO Offpage. Vậy đâu là lý do khiến cho việc SEO Onpage trở nên quan trọng như vậy?

Vì sao cần tối ưu SEO Onpage 

  • Đối với bộ máy tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm của Google sử dụng nhiều thuật toán để đánh giá website vì thế tối ưu SEO Onpage với bộ máy tìm kiếm sẽ giúp cho “Bot Google” hiểu, thu thập và nhanh chóng xác định được chính xác các từ khóa mục tiêu, các thông tin và website đang cung cấp.

Từ đó công cụ tìm kiếm của Google sẽ có cơ sở để quyết định thứ hạng website hiển thị với người dùng. Bởi lẽ nếu chỉ có bài viết chuẩn SEO thôi thì chưa đủ và cần phải áp dụng các kỹ thuật để bài viết được chuẩn SEO Onpage cùng như kết hợp thêm một số kỹ thuật Offpage.

  • Đối với người dùng

Việc tối ưu SEO Onpage giúp cho website thân thiện hơn và giúp cho các nội dung trở nên hữu ích và mang lại giá trị cho người dùng. Chưa hết, tối ưu Onpage còn giúp tốc độ tải trang nhanh hơn, giao diện website thân thiện hơn từ đó sẽ góp phần mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng cũng như nâng cao khả năng bán hàng cho doanh nghiệp.

Các yếu tố trong việc tối ưu trong onpage

Nếu bạn chưa biết tối ưu onpage từ đâu thì bài viết này sẽ giúp bạn cách tối ưu onpage như thế nào, và những bước cần làm để tối ưu chúng một cách hiệu quả: Dưới đây là 12 yếu tố cực kì quan trọng khi tối ưu onpage website:

Các yếu tố trong việc tối ưu onpage

  • Tối ưu từ khóa: Từ khóa đucợ phân bổ một cách hợp lý.
  • Tối ưu hình ảnh: Hình ảnh rõ ràng liên quan đến nội dung.
  • Tối ưu nội dung: Nội dung tốt, cung cấp đầy đủ những thông tin người dùng đang cần.
  • Tối ưu URL: thân thiện tối ưu với người dùng
  • Giao thức HTTP: trang web sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL.
  • Crawlable website: Con bot sẽ thực hiện các thao tác lập chỉ mục dựa trên những dữ liệu thu thập được.
  • Site architecture:  cấu trúc trang được được thiết lập rõ ràng, logic.
  • Quality outbound links: Liên kết ngoài giúp trang web tăng thêm độ uy tín.
  • Tốc độ tải trang: Khả năng tải trang của trang Web bởi người dùng không có nhiều thời gian chần chờ tốc độ load của trang web bạn.
  • Khả năng đọc và UXUI: Ở đây nói đến tính dễ đọc của văn bạn không chỉ người dùng mà còn con bot của Google, thân thiện
  • Tỷ lệ lick: Để nâng cao tỷ lệ click của  người dừng bạn cần tối ưu title và meta description

Sau khi đã biết đucợ các yếu tố trong việc tối ưu SEO onpage thì chúng ta cần đến các tiêu chuẩn tối ưu mới nhất năm.

10 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage 2023

Sau khi biết được những yếu tố seo onpage thì dưới đây là 10 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage 2023 được đơn vị SEO uy tín Mona SEO tổng hợp qua các dự án. Bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bên dưới.

Tối ưu URL trong SEO Onpage

Tối ưu URL trong SEO Onpage

URL hay đường dẫn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến SEO Onpage. Có thể ít người biết rằng URL cần phải ngắn gọn, xúc tích để mang lại hiệu quả và khả năng lên top càng cao cho website. Vì thế hãy tối ưu URL chuẩn SEO Onpage với 3 yếu tố là chứa từ khóa SEO chính, ngắn gọn nhưng bao hàm toàn bộ ý và liên quan đến nội dung bài viết.

Tối ưu Title

Title hay tiêu đề chính là dữ liệu cung cấp cho công cụ tìm kiếm và cần phải được làm tốt, đủ hấp dẫn, đúng trọng tâm tìm kiếm để thu hút người dùng click vào bài viết. Xét về góc độ công cụ tìm kiếm, việc tối ưu Title sẽ giúp công cụ crawl dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn. Hiện nay, việc để từ khóa SEO xuất hiện đầu tiên trong tiêu đề sẽ giúp tăng thứ hạng và tỷ lệ nhấp chuột vào liên kết cao hơn. Chính vì thế hãy ưu tiên cho xếp từ khóa chính xuất hiện ở càng gần đầu tiêu đề càng tốt.

Tối ưu các Heading

Các thẻ HeadingSubheading (thẻ tiêu đề chính và tiêu đề phụ) nên chứa từ khóa để giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung mà website cung cấp. Thẻ tiêu đề sẽ được sử dụng để nhấn mạnh nội dung và việc sử dụng thẻ tiêu đề sẽ giúp bài viết thân thiện hơn với người đọc và công cụ tìm kiếm. Nhưng cũng không được lạm dụng quá nhiều thẻ tiêu đề để tránh việc công cụ tìm kiếm sẽ khó xác định được nội dung chính.

Tối ưu Meta Description

Tối ưu Meta Description

Meta Descriptionđoạn mô tả ngắn dưới 156 ký tự được hiển thị cạnh dưới link website trong kết quả tìm kiếm. Đoạn mô tả này mang tính chất khái quát về nội dung bài viết và quyết định hành vi click xem chi tiết hay không của người dùng. Do đó cần phải làm Meta Description thật hấp dẫn và không được trùng lặp.

Thiết kế Table of content

Thiết kế Table of ContentMục lục là việc làm giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Thông thường, khi click vào một bài viết bất kỳ điều đầu tiên người dùng xem chính là mục lục bài viết để xác định đã đúng ý định họ tìm hay không. Vì vậy, Table of Content giữ vai trò quan trọng trong việc điều hướng và giúp người dùng đi đến phần mình cần xem một cách nhanh chóng.

In đậm keyword chính

Keyword chính trong bài viết nên được in đậm như một cách để đánh dấu cho Google hiểu đó là từ khóa quan trọng của bài viết. Mật độ từ khóa chính là từ 1-3% và được phân bố đều ở mở bài, H1, H2, thân bài và kết bài. Ngoài ra bài viết cũng cần được chèn thêm các từ khóa phụ, từ khóa liên quan để tạo thành một nội dung thống nhất và tăng thêm mức độ liên quan.

Tối ưu hình ảnh

Trong SEO Onpage không chỉ là tối ưu nội dung mà còn tối ưu cả hình ảnh để không làm ảnh hưởng đến xếp hạng trang web trên Google. Một điều đặc biệt là Googlebot không nhận biết được hình ảnh, chỉ có thể đọc được chữ cái hay kí tự. Vì vậy hãy đặt tên cho các hình ảnh nhưng phải không dấu và có dấu – giữa các từ để giúp Google nhận biết dễ dàng và nhanh chóng

Tối ưu Readability

Tối ưu Readability

Readabilitychỉ số đánh giá mức độ dễ hiểu, thông tin của nội dung. Chỉ số này có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thoát trang và tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng. Nếu nội dung Readability hiển thị màu xanh tức là bài viết ở mức độ rất tốt, màu cam là tạm ổn còn màu đỏ thì cần cải thiện.

Độ dài bài viết

Độ dài của bài viết là một trong những yếu tố nhanh và dễ nhất giúp Google đánh giá xem bài viết của bạn có chuyên sâu và mang lại nhiều giá trị cho người dùng hay không.

Density keyword

Density keyword là số lần từ khóa xuất hiện trong nội dung bài viết. Việc sử dụng cùng một từ khóa nhiều lần sẽ rất có ít cho SEO và giúp Google hiểu được nội dung bài viết. Tuy nhiên, nếu từ khóa lặp lại nhiều sẽ khiến cho trang web bị công cụ tìm kiếm phát là spam chỉ nên giữ mật độ từ khóa khoảng 2-5%.

>> Xem thêm: Bí quyết xây dựng nội dung cho website bán hàng thu hút

Các tiêu chuẩn Onpage nâng cao

Content unique

Content unique ở đây không chỉ là nội dung không trùng lặp mà nội dung còn phải sáng tạo, độc đáo và mang lại nhiều giá trị cho người dùng. Chưa hết, content phải đáp ứng đúng ý định tìm kiếm của khách hàng.

Internal Link và Outbound Link

Internal Link và Outbound Link

Internal Link là một trong các yếu tố cải thiện thứ hạng website trên SERP và có vai trò điều hướng người dùng, giúp Google dễ dàng thu thập thông tin của trang web. Outbound Link giữa vai trò giúp tăng tính thẩm quyền và uy tín cho website đồng thời giúp Google hiểu được chủ đề website và xây dựng mối quan hệ với những trang web được liên kết đến. Chính vì thế, một bài viết được liên kết tốt phải có sự kết hợp hoàn hảo giữa Internal Link và Outbound Link.

Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang cũng được Google xem như một yếu tố xếp hạng trong SEO và còn quan trọng hơn một số yếu tố khác. Vì vậy, cần đảm bảo rằng trang web có tốc độ tải trang nhanh nhất bởi điều này không chỉ tốt cho SEO mà còn tốt cho việc giữ chân khách hàng.

Các công cụ tối ưu SEO hiệu quả

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đang trở thành một phần quan trọng của chiến lược trực tuyến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân muốn tăng cường hiển thị trực tuyến của mình. Dưới đây là một số công cụ SEO phổ biến và hiệu quả mà bạn có thể tích hợp vào chiến lược của mình:

Các công cụ tối ưu Seo hiệu quả

  1. Google Analytics: Giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập, xu hướng người dùng, và thông tin quan trọng khác về trang web của bạn.
  2. Google Search Console: Cung cấp thông tin chi tiết về cách Googlebot hiểu trang web của bạn. Bạn có thể theo dõi chỉ số tìm kiếm, lỗi trang, và thậm chí submit sitemap.
  3. SEMrush: Đây là một công cụ đa năng, giúp bạn nghiên cứu từ khóa, theo dõi vị trí từ khóa, và phân tích chiến lược SEO của đối thủ.
  4. Yoast SEO (WordPress): Nếu bạn sử dụng WordPress, Yoast SEO là một plugin mạnh mẽ giúp bạn tối ưu hóa nội dung và thẻ meta của trang web.
  5. Ahrefs: Giúp bạn theo dõi liên kết đến trang web của bạn, nghiên cứu từ khóa, và đánh giá sức mạnh của trang web đối thủ.

Ngoài ra, còn có các công cụ bổ ích khác, nhưng việc kết hợp một số công cụ này trong chiến lược SEO của bạn sẽ giúp bạn theo dõi, đánh giá và cải thiện hiệu suất trang web của mình một cách hiệu quả.

Trên đây là những kiến thức về SEO Onpage là gìnhững tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage 2023. Chúng tôi tin rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn làm tốt SEO Onpage để phục vụ cho công việc của mình.

>> Cùng tìm hiểu: Cách tăng truy cập, tăng traffic cho website bán hàng của bạn. Xem ngay TẠI ĐÂY